ERP là gì? Lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp


Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một hệ thống các giải pháp quản lý đa chức năng, giúp nâng cao khả năng quản lý của doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, trong mọi ngành nghề.

Định nghĩa về ERP

ERP viết tắt của Enterprise Resource Planning, được hiểu là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hệ thống các giải pháp được tích hợp trên một nền tảng và các tổ chức sử dụng để quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày như kế toán, mua sắm, quản lý dự án, quản lý rủi ro cũng như hoạt động chuỗi cung ứng. 

       Hệ thống quản trị ERP

Một hệ thống ERP hoàn chỉnh bao gồm các phân hệ sau:

  • Quản lý dự án
  • Quản lý kho hàng
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý giao nhận
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý quy trình sản xuất
  • Quản lý tài chính kế toán
  • Quản lý bảo trì
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua sắm

Các hệ thống ERP gắn kết vô số quy trình kinh doanh và cho phép chia sẻ dữ liệu giữa chúng. Bằng cách thu thập dữ liệu giao dịch được chia sẻ từ nhiều nguồn, hệ thống ERP loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu và cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu với một nguồn duy nhất.

Ngày nay, hệ thống ERP rất quan trọng để quản lý hàng nghìn doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, trong mọi ngành nghề. 

Xem thêm: 7 lý do để doanh nghiệp chuyển sang giải pháp ERP đám mây

Lợi ích của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp

Hệ thống ERP mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, chúng ta không thể bỏ qua tác động của ERP. Khi dữ liệu và quy trình doanh nghiệp được tập hợp vào các hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể sắp xếp các bộ phận riêng biệt và cải thiện quy trình làm việc, giúp tiết kiệm đáng kể lợi nhuận. Ví dụ về các lợi ích kinh doanh cụ thể bao gồm:

  • Cải thiện thông tin chi tiết về doanh nghiệp từ thông tin thời gian thực được tạo bởi các báo cáo với tính bảo mật cao. ERP giúp lưu lại chi tiết toàn bộ thông tin nghiệp vụ, chuẩn hoá thông tin từ khâu sản xuất, nhập xuất kho, mua bán hàng,…trên một hệ thống duy nhất, tránh thất thoát dữ liệu. ERP giúp truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng nhất, khai thác và phân tích nguồn thông tin dữ liệu, từ đó đưa ra được phương hướng sản xuất sản phẩm. 
  • Giảm chi phí hoạt động thông qua các quy trình kinh doanh được sắp xếp hợp lý và bằng các phương pháp hay nhất. Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, giảm bớt thời gian làm việc thủ công, cắt giảm chi phí đào tạo và huấn luyện nhân viên, tránh thất thoát chi phí qua việc lập kế hoạch và đưa ra phương án chi tiêu hợp lý.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, có cơ sở, cập nhật tình hình thực tế theo thời gian thực do sở hữu hệ thống dữ liệu được sắp xếp trực quan, khoa học. Giao diện ERP được thiết kế tối ưu, dựa vào luồng thông tin có sẵn, xuyên suốt để đưa ra các thông tin nhanh chóng và an toàn nhất.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua trải nghiệm người dùng chung trên nhiều chức năng kinh doanh và quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng. Quản lý chặt chẽ tất cả các bộ phận chức năng, từ sản xuất, kho vận, bán hàng và bộ phận văn phòng của doanh nghiệp, giúp lập kế hoạch sản xuất chính xác, quản lý lưu lượng hàng hoá và nắm bắt thị hiếu khách hàng. 
  • Cơ sở hạ tầng nhất quán từ văn phòng chính đến văn phòng đại diện, với tất cả các hoạt động kinh doanh trên cùng giao diện. Các bộ phận khác nhau sử dụng các công cụ khác nhau trên cùng một nền tảng thống nhất, giúp tất cả quản lý các bộ phận đều nắm bắt được các dữ liệu liên quan đến công việc tại các phòng ban khác.
  • Mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn, bao gồm trải nghiệm người dùng và đặc trưng khách hàng. ERP giúp người quản lý nắm bắt được xu hướng người dùng của mình, từ đó đưa ra được giải pháp kinh doanh phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của từng khách hàng, nâng cao sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp. 

Kết luận

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số, ERP mang lại những hiệu quả không ngờ dành cho doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển ổn định và là trợ thủ đắc lực cho mỗi doanh nghiệp trên con đường phát triển.

Hi vọng rằng, sau bài viết này ZSolution đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Lợi ích của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của ZSolution và muốn triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *