7 bước để có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp


Việc xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp luôn là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 7 bước cơ bản để xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp.

Quy trình bán hàng là gì?

Quy trình bán hàng của một doanh nghiệp là trình tự các bước thực hiện hoạt động bán hàng được doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc thù và sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nó có tính chất bắt buộc và được thiết kế để đạt được mục tiêu bán hàng cụ thể của doanh nghiệp. Khi nhân viên Sales tuân thủ quy trình bán hàng, họ sẽ có một kế hoạch rõ ràng để theo dõi tiến độ bán hàng và dễ dàng chốt đơn hơn.

Xem thêm: Tầm quan trọng của một quy trình bán hàng trong kinh doanh

7 bước xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Quy trình bán hàng 7 bước chuyên nghiệp

Bước 1: Lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể

Việc chuẩn bị kế hoạch và xác định mục tiêu luôn là yếu tố quan trọng của một quy trình bán hàng. Để xây dựng kế hoạch bán hàng một cách cụ thể nhất và xác định mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị một số thông tin sau:

  • Sản phẩm và dịch vụ: Hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ giúp bạn giới thiệu và bán hàng một cách tốt nhất.
  • Xác định chân dung về khách hàng: Để bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần biết về nhu cầu, mong muốn và thói quen mua sắm của khách hàng.
  • Thị trường và đối thủ: Để đảm bảo bạn biết cách thức các đối thủ đang hoạt động và các nỗ lực của họ, cũng như sự cạnh tranh trên thị trường.
  • Nhân viên bán hàng: Nhân viên bán hàng của bạn cần hoạt động hiệu quả với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tư duy phù hợp với quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng bao gồm các tờ giấy giới thiệu, catalog hàng mẫu, card visit,… để có thể giới thiệu đến khách hàng.

Xem thêm: 12 KPI sản phẩm để tối ưu hoá năng lực phát triển doanh nghiệp của bạn

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một bước quan trọng trong quy trình bán hàng. Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải có một danh sách các khách hàng mà họ muốn tiếp cận. Các khách hàng tiềm năng có thể được tìm thấy qua các nguồn như danh bạ, mạng xã hội, sự kiện, hoặc thông qua việc tìm kiếm trực tuyến. 

Sau khi có danh sách khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thêm về khách hàng, để xác định đặc điểm và nhu cầu của họ. Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ một cách chính xác và phù hợp với khách hàng.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, bạn cần:

  • Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán và nhu cầu của khách hàng.
  • Tạo mối liên hệ: Tiếp cận khách hàng qua điện thoại, email, hoặc các kênh truyền thông xã hội.
  • Xác định nhu cầu và cung cấp giải pháp phù hợp: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cung cấp giải pháp tốt nhất cho họ.

Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình

Giới thiệu sản phẩm vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng

Cách tiếp cận và trình bày sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng cũng rất quan trọng trong quy trình bán hàng. Nhân viên Sales cần có thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ sẽ giới thiệu, và phải biết cách trình bày chúng một cách rõ ràng và sáng tạo để tạo được sự quan tâm và hứng thú từ khách hàng. Họ cũng cần biết cách giải quyết những thắc mắc và những lời từ chối của khách hàng, để tạo được sự tin tưởng và có một quá trình tư vấn bán hàng hiệu quả nhất.

Bước 5: Thuyết phục khách hàng

Thuyết phục khách hàng bao gồm việc trình bày các lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, giải quyết những nỗi lo của khách hàng về sản phẩm, chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ là giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của họ. Sự hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm, tư vấn chuyên nghiệp, sự tận tình với khách hàng đều có thể giúp nhân viên Sales trong việc thuyết phục khách hàng.

Với những đối tượng khách hàng khác nhau, bạn sẽ có những cách thuyết phục khác nhau. Chẳng hạn:

Với đối tượng khách hàng quan trọng về giá, bạn có thể áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến mại,…

Đối với khách hàng xem trọng về hình thức thì hãy thuyết phục bằng cách nói về chất lượng sản phẩm.

Với những khách hàng còn băn khoăn và so sánh với những đơn vị khác cũng cung cấp sản phẩm tương tự, bạn có thể thuyết phục bằng cách giải quyết những khó khăn hoặc đáp ứng mong muốn của họ.

Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng

Sau khi thuyết phục được khách hàng, nhân viên bán hàng cần thống nhất với khách hàng về giá, điều kiện thanh toán và hạn ngạch sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua. Khi khách hàng đồng ý với những điều khoản này, nhân viên bán hàng có thể chốt đơn hàng và hoàn thành quy trình bán hàng.

Lưu ý rằng, việc thống nhất và chốt đơn hàng cần được thực hiện một cách chính xác và trung thực, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một yếu tố quan trọng trong quy trình kinh doanh. Nó giúp xác định mối quan hệ dài lâu giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo độ tin cậy và hài lòng cho khách hàng.

Các công việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng bao gồm:

  • Xác nhận việc giao hàng và thanh toán: Kiểm tra và xác nhận việc giao hàng đảm bảo rằng sản phẩm đã được giao đầy đủ và tốt nhất cho khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng sau bán hàng: Trả lời các câu hỏi, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Đánh giá chất lượng dịch vụ: Thực hiện đánh giá về chất lượng dịch vụ để cải thiện và phục vụ tốt hơn cho khách hàng trong tương lai.
  • Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Gửi thư, gọi điện hoặc tổ chức sự kiện để giữ mối quan hệ với khách hàng và giữ cho họ hài lòng với doanh nghiệp.

Trên đây là 7 bước để bạn có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Bạn có thể không cần thủ nghiêm khắc các quy tắc nói trên mà có thể phá vỡ, thay đổi và vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể.

Sau khi xây dựng được một quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho riêng mình, việc tiếp theo là bám sát theo đúng quy trình đó.  Z CRM của ZSolution có thể giúp bạn làm điều này, cùng các quy trình tự động, chuyên nghiệp.

Z CRM là một giải pháp hoàn hảo cho bán hàng

Xem thêm: Tự động hoá quy trình bán hàng với Z CRM

Với Z CRM, các doanh nghiệp có thể theo dõi quy trình bán hàng, tối ưu hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí và công sức của nhân viên, giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và kinh doanh, để cải thiện và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Hãy liên hệ ngay với ZSolution để được tư vấn và dùng thử miễn phí nhé!

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *